ÔI ÊM THAY! THÁNH MARIA TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH

Trần Mỹ Duyệt - chuyển ngữ

“O dulcis Virgo Maria!” là câu kết của kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina), được Thánh Alphonsô (Anphonsus Maria de Liguori), Sáng Lập Dòng Chúa Cứu Thế, Giám Mục và Tiến Sỹ Hội Thánh

khai triển trong tác phẩm Vinh Quang Mẹ Maria (The Glories of Mary). Thánh nhân đã trước tác tác phẩm nổi tiếng này nhằm tôn vinh và bày tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ của ngài. Tác phẩm gồm hai bộ. Bộ đầu diễn giải về những đặc ân và sự vinh quang cao cả của Đức Maria qua Kinh Lạy Nữ Vương, và bộ kế tiếp nói về 12 nhân đức của Đức Mẹ. Trích đoạn sau đây được chuyển ngữ từ phần I, chương 10 phiên bản Anh ngữ do The American Society for the Defense of Tradition, Family and Property thực hiện từ nguyên ngữ bằng tiếng Ý. 

***

NGỌT NGÀO BIẾT BAO THÁNH DANH MARIA KHI SỐNG

VÀ LÚC LÂM CHUNG  

Tên gọi cao trọng Maria được ban cho người mẹ thánh đức, đã không tìm thấy dưới đất, cũng không do phát minh của trí khôn con người, giống như các tên gọi khác đã được dùng để gọi những người trên trái đất. Nhưng tên này đã đến từ trời, và đã được ban cho Đức Trinh Nữ do sự quan phòng từ Thiên Chúa, như Thánh Giêrônimô (Jerome), Thánh Epiphanius, Thánh Antôn (Antonimus), và các vị khác công nhận. Tên Maria được tìm thấy trong kho tàng thánh như Richard of St. Laurence [1] nói: “De thesauro divinitatis Mariae nomen evolvitur.” Từ kho tàng thánh thiện này, ôi Maria, xuất phát tên gọi tuyệt vời và đáng kính; vì Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, theo cùng một tác giả, đã ban cho Mẹ tên này, ngay bên tên Con mẹ, vượt trên mọi tên gọi, và gắn liền với sự cao cả và quyền năng. Vì thế khi tên này được kêu lên, tất cả trên trời, dưới đất, và hỏa ngục phải cung kính và quỳ lạy. Giữa muôn vàn đặc ân mà Thiên Chúa đã gắn liền với tên Maria, chúng ta hãy thử xem nó dịu ngọt dường bao đối với những tôi tớ của người Mẹ rất thánh thiện này lúc còn sống và trong giờ lâm tử.  

Để bắt đầu với cuộc sống, nhà ẩn sỹ thánh thiện, Honoritus [2] nói rằng, tên Maria tràn đầy dịu ngọt thánh thiện. Và vị thánh lừng danh Antôn thành Padua thêm vào tên Maria sự dịu ngọt như Thánh Bênađô (Bernard) đã thêm vào cho thánh danh Giêsu. Danh Giêsu, theo Thánh Bênađô, danh Maria theo Thánh Antôn, là niềm vui trong tâm hồn, mật ngọt trên môi miệng, êm ái của đôi tai đối với những tôi tớ sùng kính các Ngài. Nó dính liền trong cuộc sống của cha đáng kính Gioan Ancina, Giám Mục Saluzzo, mỗi khi ngài phát âm tên Maria, thì cảm nghiệm một cảm giác rất ngọt ngào như chưa bao giờ nếm thử. Chúng ta cũng đọc thấy rằng một phụ nữ ở Cologne đã kể cho Đức Giám Mục Marsillius là mỗi khi bà nói đến tên Maria, bà nhận thấy trong miệng một vị ngọt hơn mật ong. Giám Mục Marsillius đã thử và ngài cũng cảm thấy sự ngọt ngào như vậy. Chúng ta đã đọc thấy trong thánh ca lễ Đức Trinh Nữ Lên Trời, các thiên thần đã ba lần hỏi nhau về thánh danh của Mẹ: “Kìa bà nào như một cột khói bốc lên từ sa mạc?” “Kìa bà nào đang tiến lên như rạng đông?” Và: “Bà nào đang tiến lên từ sa mạc theo sau với những vẻ đẹp rực rỡ?” Richard of St. Laurence hỏi tại sao các thiên  thần lại hỏi tên vị nữ vương này, và trả lời: Âm thanh của tên Maria quá đỗi ngọt ngào với các thiên thần, vì thế các vị không ngừng hỏi về điều mà các vị muốn được nghe lập đi, lập lại.  

Nhưng tôi không muốn nói về cảm giác ngọt ngào ở đây, bởi vì nó không thường xuyên được ban cho nhiều người, nhưng tôi nói về sự ngọt ngào hữu ích của niềm an ủi, tình yêu, vui mừng, tin tưởng, và sức mạnh mà tên Maria một cách chung ban cho những ai tình kính kêu tên ấy. Bàn về điều này, viện phụ Francone nói, theo sau Thánh Danh Giêsu, tên Maria là nguồn phúc lộc bao la mà không có tên gọi nào trên trời dưới đất khi kêu lên, những linh hồn thành kính nhận được muôn ơn lành, hy vọng, và ngọt ngào. Vì tên Maria, đức viện phụ nói tiếp, bao gồm trong nó những điều đáng mến, dịu ngọt, và thánh thiện và khi gặp được một trái tim yêu mến, nó sẽ thở vào đó hương thơm của sự ngọt ngào thánh thiện. Và ngài kết luật, sự kỳ diệu của tên này là dù nghe đến ngàn lần bởi những tâm hồn yêu mến Đức Maria, nó luôn luôn mới mẻ, êm ái, mà họ cảm nghiệm mỗi khi được nghe lập lại.  

Chân phước Henry Suso cũng nói về sự ngọt ngào này rằng khi đọc tên Maria, ngài cảm thấy niềm tin tưởng được tăng lên, và tình yêu của ngài rất cảm xúc ngọt ngào giữa sự vui mừng và những giọt nước mắt khi kêu tên đáng yêu này. Ngài nghĩ rằng, trái tim của ngài cũng thổn thức như môi miệng ngài, và ngài quả quyết rằng tên gọi rất mực ngọt ngào này, như mật ong tan chảy vào sâu lắng trong linh hồn của ngài. Vì thế, ngài xưng tụng: Ôi! Tên gọi hết sức ngọt ngào! Ôi Maria, tên Mẹ mà còn như vậy, thì chính Mẹ sẽ đáng yêu và ngọt ngào đến chừng nào?  

Thánh Bênađô cũng mạnh mẽ tuyên xưng người Mẹ tốt lành của mình với lòng cảm mến: Ôi cao cả, Ôi khoan thay Đức Maria, Trinh Nữ rất thánh. Mẹ xứng đáng mọi lời ca ngợi, danh Mẹ quá ngọt ngào và đáng yêu đến nỗi nó không thể được nói lên mà không có lòng yêu mến thiết tha đối với Mẹ, và với Thiên Chúa trong lòng những ai kêu tên này. Chỉ nghĩ đến đó mà thôi cũng đủ an ủi cho những ai yêu mến Mẹ, và đốt cháy trong họ với tình yêu lớn lao đối với Mẹ. Nếu sự giầu có là an ủi đối với người nghèo khó, vì nó giải thoát họ khỏi những gì đáng thương. Ôi, Maria còn hơn thế nữa, Richard of St. Laurence nói, tên Mẹ an ủi chúng con là những tội nhân. Hơn tất cả sự giầu có thế gian, danh Mẹ giải thoát chúng con khỏi những nguy nan trong cuộc sống hiện tại.      

Tóm lại, như Thánh Methodius nói, danh Mẹ, lạy Mẹ Thiên Chúa, đầy ơn phúc và phép lành thánh thiện. Và Thánh Bonaventura xác tín rằng tên Mẹ không thể nào vang lên mà không mang lại những phúc lành cho những ai mỗi khi nhắc đến. Thánh danh tốt lành của Mẹ, rất mực cao sang. Ôi Đức Nữ Trinh rất nhân hậu, ngài nói, không một ai khi kêu tên ấy, dù khô khan, dù mất hy vọng, mà không tìm được sự sốt sắng một cách lạ lùng, vì Mẹ, Đấng an ủi những tội nhân với hy vọng của ơn tha thứ và ân sủng. Tên rất ngọt ngào của Mẹ, theo Thánh Ambrôsiô (Ambrose), êm ái hơn dầu, tỏa hương thơm phúc ân thánh đức. Vì thế, thánh nhân kêu cầu Mẹ: Xin cho dầu ơn cứu độ rót vào những tầng sâu thẳm của linh hồn chúng con. Và ngài tin tưởng van xin: Ôi! Nữ Nhân cao cả, xin nhắc nhở chúng con thường xuyên kêu tên người với lòng yêu mến và tin tưởng. Vì với tên Người, nó trở thành dấu hiệu mà chúng con có được phúc ân thánh đức, hoặc chắc chắn rằng chúng con sẽ mau chóng tìm được nó.  

Landolph of Saxony cảm thán: Nguyên việc nhớ đến tên của Mẹ. Maria yên ủi kẻ âu lo, đã mang lại cho kẻ lạc đường con đường cứu độ, khuyến khích tội nhân, và cứu vớt họ khỏi thất vọng. Và cha Pelbart lưu ý rằng như Đức Giêsu Kitô vì năm thương tích của Ngài đã chuẩn bị cho nhân loại, những kẻ thù của nó ơn cứu độ. Cũng vậy, Maria với tên gọi rất thánh của Người gồm 5 chữ sẽ xin ơn tha thứ mỗi ngày cho các tội nhân.  

Vì lý do đó, thánh danh Maria trong thánh ca được sánh ví như dầu: Tên của Mẹ như dầu chảy ra: “Oleum effusum nomen tuum.” Chân Phước Alanus [3], đã nhận định về điều này, nói rằng: Vinh quang của danh Mẹ được sánh ví như dầu chảy ra. Như dầu chữa lành bệnh nhân, tỏa ra hương thơm, và thắp sáng họ với tình yêu thánh thiện. Kết quả là Richard of St. Laurence khuyến khích các tội nhân kêu cầu thánh danh cao cả này, bởi vì chỉ mình danh ấy mà thôi sẽ đủ để cứu tất cả những khuyết điểm của họ. Và ngài thêm rằng, không có một bệnh tật nào dù hiểm nghèo đến đâu mà lại không được chữa trị tức thời đối với sự thánh thiện của danh thánh này.  

Mặt khác, như Thomas à Kempis xác định, ma quỉ do sợ hãi nữ vương thiên đàng mà khi nghe tên cao cả của Mẹ, chúng trốn chạy khỏi những ai mà chúng cầm giữ như trốn chạy ngọn lửa cháy. Đức Trinh Nữ đã mặc khải cho Thánh Briget rằng không có tội nhân nào sống nguội lạnh trong tình yêu Thiên Chúa, và rằng nếu nó kêu cầu thánh danh Mẹ với ý muốn thay đổi, mà ma quỉ lại không mau chóng rời khỏi người ấy. Ở một lần khác, Mẹ đã bảo đảm với thánh nữ điều này khi nói với thánh nữ: mọi quỉ thần cũng phải cung kính và sợ hãi tên của Mẹ, và rằng khi nghe tên ấy, chúng lập tức rời bỏ các linh hồn đang bị trói buộc trong xiềng xích của chúng.  

Và như các thần phản nghịch rời xa các tội nhân, những người kêu cầu tên Maria, thì ngược lại, chính Đức Nữ của chúng ta đã bảo với Thánh Briget rằng các thiên thần trên trời sẽ đến gần chung quanh những linh hồn kêu cầu một cách thành kính tên của Mẹ. Thánh Germanus cũng bảo đảm với chúng ta rằng như hơi thở là dấu hiệu sự sống, cũng vậy, những ai thường xuyên kêu cầu thánh danh Maria là dấu hiệu rằng chúng ta đang sống trong ân sủng, hoặc giả chúng ta sẽ sớm đón nhận ơn ấy vào đời sống, vì tên gọi quyền linh này có sức mạnh để xin sự trợ giúp và sự sống cho những ai kêu cầu. Sau cùng, Richard of St. Laurence thêm rằng, tên đáng kính này giống như một pháo đài kiên cố, bởi vì nó là nơi ẩn náu của tội nhân sẽ được cứu khỏi sự chết. Vì từ tòa tháp thiên thần  này, những tội nhân đáng phải từ bỏ nhất cũng được bênh đỡ một cách an toàn và được giải thoát.  

Vì vậy cũng theo Richard một pháo đài kiên cố, không chỉ để bao bọc những tội nhân khỏi hình phạt, nhưng còn bênh vực cho khỏi những cuộc tấn công của hỏa ngục. Và ngài thêm, sau tên Giêsu không có tên nào có thể ban những sự trợ giúp như vậy, và qua đó ơn cứu độ cao cả có thể được ban cho con người, nhờ thánh danh cao cả Maria. Một cách đặc biệt, đây là điều mà mọi người và các tôi tớ của Đức Maria hàng ngày vẫn cảm nghiệm, rằng danh cao cả của Mẹ ban sức mạnh để chiến thắng những cám dỗ về đức khiết tịnh. Cùng một tác giả chú giải những lời từ Phúc Âm Luca: Và tên của Trinh Nữ là Maria: “Et nomen Virginis Maria”, nói rằng hai tên gọi Maria và Trinh Nữ được thánh ký kết hợp thành một để chỉ rằng tên của Trinh Nữ rất mực thanh khiết không thể phân rẽ khỏi đức khiết tịnh. Vì vậy, Thánh Peter Chrysologus nói rằng tên Maria là dấu chỉ của sự khiết tịnh: “Nomen hoc indicium castitatis”, có nghĩa là những ai nghi ngờ đã bị rơi vào cám dỗ về đức khiết tịnh, nếu nhớ đã kêu cầu danh thánh Maria thì chắc chắn rằng người đó không bị lỗi phạm nhân đức này.  

Vì thế, chúng ta hãy luôn lắng nghe lời khuyên đạo đức của Thánh Bênađô, thánh nhân nói: Trong mọi sự nguy hiểm đánh mất ơn sủng, chúng ta hãy nghĩ đến Đức Maria, hãy cầu xin thánh danh Maria cùng với tên cực trọng Giêsu, vì đây là những tên đi cùng nhau. Hãy để hai tên rất ngọt ngào và rất quyền năng không bao giờ rời khỏi trái tim của chúng ta và trên môi miệng của chúng ta, vì những tên này sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để giúp chúng ta tránh khỏi sa ngã, và chiến thắng chước cám dỗ. Điều rất quý báu là những ân huệ mà Chúa Giêsu đã hứa cho những tâm hồn tôn kính thánh danh Maria, cũng như thánh danh Ngài. Khi nói về người mẹ thánh đức của Ngài, Ngài đã ban cho Thánh Briget hiểu và mặc khải cho thánh nhân rằng bất cứ ai kêu cầu thánh danh Maria với lòng tin tưởng và tâm tình thống hối sẽ nhận được ba ơn huệ đặc biệt: ơn thống hối cách trọn lành về những tội phạm của mình, ơn thánh hóa và mạnh sức để chiếm hữu sự trọn lành, và sau cùng, trong vinh quang của thiên đàng. Vì như Đấng Cứu Độ thần linh thêm: “Những lời của người thì ngọt ngào và êm ái đối với Ta, Ôi người Mẹ của Con, Con không thể từ chối gì mà Mẹ xin.” 

Sau cùng, Thánh Ephrem thêm rằng danh Maria là chìa khóa của nước trời cho những ai kêu cầu danh ấy, và vì thế, Thánh Bonaventura có lý để gọi Maria là ơn cứu độ cho những ai kêu cầu Người: “O salus te invacantium,” cũng như với danh Maria nhận được sự sống đời đời; vì như người khiêm hạ xác tín: Kêu cầu thánh danh êm ái này dẫn tới việc xin được ân phúc sủng tràn dư cho đời sống này, và vinh quang cao cả trong đời sau. Vì vậy, Thomas à Kempis kết luận, nếu anh em ước ao được an ủi trong lúc gian nan này, hãy chạy đến với Maria, kêu cầu Maria, tôn vinh Maria, dâng mình cho Maria. Vui mừng với Maria, khóc với Maria, cầu nguyện với Maria, bước đi với Maria, và với Maria kêu xin Chúa Giêsu. Tóm lại, với Chúa Giêsu và Maria, ước muốn được sống và chết. Làm thế, Thomas à Kempis thêm,  anh em sẽ luôn luôn tiến bước trên con đường của Chúa. Vì Maria sẽ cầu bầu cho anh em và Chúa Con sẽ vui mừng lắng nghe Người. Đó là những lời đẹp lòng Ngài.  

Sự rất đỗi ngọt ngào trong đời sống của những tôi tớ của Người là thánh danh Maria, bởi vì những ơn huệ lớn lao mà thánh danh Maria đã xin được cho họ như chúng ta đã nói trên; nhưng sự ngọt ngào của nó còn êm dịu hơn đối với họ trong giờ chết, mà thánh danh thánh thiện và êm ái Mẹ sẽ xin cho họ. Cha Sertorio Caputo dòng Tên khuyến khích tất cả những ai được mời đến bên giường chết, hãy luôn kêu tên Maria. Ngài nói rằng tên Mẹ là tên của sự sống và hy vọng, được đọc lên trong giờ chết, thì chỉ nguyên việc nghe tên này đủ để xua đuổi kẻ thù và an ủi họ trong giờ chết giữa những lo lắng của họ. Thánh Camillus de Lellis cũng hăng hái giới thiệu tên Maria với cộng đoàn dòng tu của ngài, để các tu sỹ nên nhớ đến giờ chết mà thường xuyên kêu cầu danh Maria và Giêsu, như ngài vẫn thường xuyên thực hành với những các tu sỹ. Nhưng càng êm dịu hơn khi ngài tự mình thực hiện trong giờ chết của ngài, như khi chúng tôi đọc trong đời sống của ngài. Ngài đã kêu tên đáng yêu Giêsu và Maria một cách êm ái, đến nỗi làm bốc lửa tình yêu của tất cả những ai nghe ngài. Bằng một hồi lâu, mắt của ngài gắn chặt vào tấm ảnh đáng kính, tay ngài đặt chéo trên ngực trong sự bình an thánh thiện, kêu lên với hơi thở cuối cùng thánh danh rất ngọt ngào Giêsu và Maria. Thomas à Kempis nói, lời kinh nguyện ngắn ngủi qua việc kêu cầu thánh danh Giêsu và Maria, vừa dễ dàng giữ trong ký ức sự ngọt ngào để nghĩ về, cũng như cùng lúc với quyền năng che chở chúng ta, những ai năng kêu xin, khỏi những kẻ thù của ơn cứu độ.   

Phúc cho ai, Thánh Bonaventura nói, người yêu mến tên ngọt ngào của Mẹ, Ôi mẹ Thiên Chúa. Tên Mẹ quá vinh quang và đáng mến, đến nỗi những ai nhớ và kêu cầu nó trong giờ lâm tử, không sợ hãi tất cả sức tấn công của kẻ thù.  

Thật hạnh phúc cái chết như Cha Fulgentius of Ascoli, dòng Capuchin. Cha đã hát lên trong khi tắt thở: Ôi Maria, Maria, là thụ tạo đáng yêu nhất, xin cho con ra đi trong sự đồng hành của Mẹ. Hoặc như Chân Phước Henry the Cistercian mà trong biên niên sử của dòng, ngài đã chết với tên Maria trên môi. Vì thế, hỡi các độc giả sốt sắng của tôi, chúng ta hãy cầu nguyện, cầu nguyện với Thiên Chúa để ban cho chúng ta ân huệ này, đó là lời cuối cùng mà chúng ta nói lên trong giờ chết là tên Maria, như Thánh Germanus đã khao khát và cầu nguyện. Ôi cái chết ngọt ngào. Ôi cái chết bình an được bảo đảm và che chở bởi cái tên của sự cứu độ mà Thiên Chúa đã không ban cho ai trong giờ chết, trừ khi người đó sẽ được cứu rỗi!  

Ôi, người Mẹ và người Nữ quý phái của con. Con yêu Mẹ nhiều, và bởi vì con yêu Mẹ, con cũng yêu luôn thánh danh Mẹ. Mục đích và hy vọng của con với sự giúp đỡ của Mẹ là luôn luôn kêu cầu thánh danh ấy trong đời sống và giờ lâm chung của con. Bởi vì vinh quang của tên Mẹ (chúng ta hãy kết luận với lời cầu sốt sắng của Thánh Bonaventura), khi linh hồn con lìa khỏi thế gian này, Mẹ sẽ chẳng đến gặp nó, hỡi người Nữ phúc đức, và chẳng đón nhận nó trong vòng tay của Mẹ sao? Xin đừng khinh bỉ nó, ôi Maria. Xin hãy để chúng con tiếp tục cầu xin cùng với thánh nhân. Xin Mẹ đến và an ủi linh hồn con với sự hiện diện nhân từ của Mẹ. Mẹ là chiếc thang của linh hồn con để con bước tới thiên đàng. Mẹ chẳng cầu bầu cho con được ơn tha thứ mọi tội khiên và được vào nơi an nghỉ ngàn thu sao? Và thánh nhân đã kết thúc: Ôi Maria, trạng sư của chúng con, vì Mẹ sẽ che chở những tôi tớ của Mẹ, và bênh vực cho họ trước tòa Chúa Giêsu Kitô.   

  __________

Ghi chú của người dịch  

1. Richard of Saint-Laurent là nhà thần học người Pháp thuộc thế kỷ 13. Ngài được cho là đã được phong thánh tại Rouen, và được biết đến qua tác phẩm De laudibus beatae Mariae Virginis xuất bản năm 1473. Đây là một tác phẩm dài ca tụng Đức Nữ Đồng Trinh Maria.

2. Sau lên ngôi Giáo Hoàng, danh hiệu là Honorius I (625-638). 

3. Chân phước Alanus đã được tuyên phong hiển thánh, nhưng hầu hết các sách vở cũ đều gọi ngài là Chân Phước. Lễ kính ngày 26 tháng Mười (https://religion.fandom.com/wiki/Alanus_de_Rupe)

 

NGUỒN HY VỌNG CỦA CHÚNG CON

“De Maria numquam satis” (Thánh Bênađô) - Nói về Mẹ thì không bao giờ cùng. Trong thời buổi hiện nay trước bao hiểm nguy giăng mắc, bao xáo trộn, thử thách trong và ngoài Giáo Hội khiến nhân loại trở nên hoang mang lo lắng và sợ hãi. Vì thế, nói về lòng nhân từ và xót thương của Mẹ Maria, khuyến khích con người chạy đến với Mẹ để Mẹ chỉ dẫn cho biết cách tìm được hy vọng nơi Chúa là điều rất cần thiết.

Những dòng sau đây được chuyển ngữ từ phần I, chương 3 phiên bản Anh ngữ tác phẩm The Glories of Mary do The American Society for the Defense of Tradition, Family and Property thực hiện. Nguyên ngữ bằng tiếng Ý của Thánh Anphonsus Maria de Liguori Sáng Lập Dòng Chúa Cứu Thế, Giám Mục và Tiến Sỹ Hội Thánh trước tác.

     


TRÁI TIM NHÂN TỪ BỊ ĐÂM THÂU

“Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh dập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu” (Gioan 19:31-37).

     


LỄ MẸ THĂM VIẾNG BÀI HỌC CỦA ĐỨC ÁI

Qua trình thuật trên, Thánh Luca đã tỷ mỷ tường thuật về việc Đức Maria đi thăm viếng người chị họ mình là Isave (Elizabeth). Hành động của Mẹ không chỉ nói lên tình cảm thân thiết giữa hai chị em, đặc biệt, trong tình trạng bà Isave đang mang thai lúc tuổi đã cao và ở những tháng cuối. Cuộc thăm viếng này không dừng lại ở khía cạnh tình cảm, nó còn mang ý nghĩa giới thiệu với bà Isave, với bào thai Gioan và cả thế giới một tin vui, đó là chính Đức Maria cũng đang mang thai, mà thai nhi ấy là Con Thiên Chúa, Đấng nhập thể để cứu chuộc nhân loại.     

CHÚA THÁNH THẦN HƠI THỞ SỰ SỐNG

Lời hứa được trọn vẹn. Thánh Thần được ban xuống trên toàn thế giới, không đơn giản chỉ cho những nhà lãnh đạo và các tiên tri của Do Thái xưa, cũng không loại trừ 120 tông đồ, môn đệ, và Mẹ của Chúa Giêsu, những người đã tụ họp tại Giêrusalem vào lúc Chúa Thánh Thần hiện xuống. Kinh nghiệm của 120 người nam nữ này cũng chính là kinh nghiệm của tất cả các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu đóng đinh, sống lại và giờ đây đang ngự bên hữu Chúa Cha. Chúng ta hãy dừng lại ít phút để suy nghĩ xem chúng ta cảm nhận như thế nào về Tặng Ân của Chúa Thánh Thần.      

TÌNH CẢM VỢ CHỒNG THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN

Tâm lý nhàm chán cho chúng ta lý do để “xét lại”. Theo tâm lý này, người ta có trăm ngàn lý do để đến với nhau, và cũng có trăm ngàn lý do để xa nhau. Một khi tình yêu đã ra nhạt nhẽo, hững hờ, người ta sẽ cảm thấy hối tiếc, thấy phàn nàn, và muốn “thay đổi”. Và hậu quả là đem đến những cám dỗ về ngoại tình, nhất là những lúc “cơm không lành, canh không ngọt”. Như Nguyễn Ánh 9, Hồ Dzếnh cũng có một cái nhìn bi quan về một tình yêu chung thủy, hay đúng hơn một sự mơ mộng về cái thuở còn yêu nhau, theo đuổi và tán tỉnh nhau:   


PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON EM KHI BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG

“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Câu nói này hầu như ai cũng đã nghe và đã biết về ý nghĩa của nó. Tuổi trẻ mà không chút phá phách, nghịch ngợm không phải là tuổi trẻ. Nhưng lưu manh, côn đồ, du đãng, và bắt nạt lẫn nhau thì đó là những hành động không thể chấp nhận. Hậu quả của nó còn để lại một hiện tượng xã hội tồi tệ sau này, đó là: “Cá lớn nuốt cá bé!”

Một trong những cái làm căng thẳng nhất đối với một đứa trẻ là sức ép từ bạn bè “peer pressure”. Ai cũng có kinh nghiệm này khi còn là một trẻ em cắp sách đến trường, đặc biệt ở tuổi vị thành niên, và cả sau này khi đã bước chân vào cuộc sống với những giao tiếp xã hội. 


THÁNH GIUSE THỢ

- Lễ Kính 1 tháng 5

Thánh Giuse, Cha Nuôi Đức Kitô. Ngài đã sinh sống và nuôi vợ con với đôi tay và sức lao động của chính mình bằng nghề thợ mộc. Chúa Giêsu lớn lên cũng theo nghề của dưỡng phụ ngài, và đã trở thành một anh thợ mộc: “Đây không phải là ông thợ mộc sao? Không phải là con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không ở đây với chúng ta sao? Và họ xúc phạm đến Ngài” (Marcô 6:3).   

Dù chỉ là một người thợ mộc bình dân, âm thầm, và nghèo nàn, nhưng theo huyết thống, Thánh Giuse thuộc hoàng tộc David.  Ở vào thời ngài, dòng dõi David tuy không còn lừng lẫy như xưa,  Thánh Giuse vẫn cho thấy ngài là người có tâm hồn cao thượng và thánh thiện. Thánh Kinh kể lại sau khi kết hôn với Maria, do nhận ra Maria có thai, nhưng vì “là người công chính và không muốn công khai tố cáo người bạn mình” (Matthêu 1:19), nên Thánh Giuse đã định tâm lìa bỏ Maria một cách kín đáo. Hành động của ngài đã khiến Thiên Đàng phải can thiệp. Thiên thần Chúa đã được sai đến và cho ngài hay con trẻ đó là Con Thiên Chúa, và Con Thiên Chúa đây được hoài thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.


TÓM LƯỢC LỊCH SỬ NHỮNG PHÉP LẠ THÁNH THỂ

“Người Do-thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là bánh từ trời xuống.” Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” Đức Giê-su bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”


LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH

“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18). *

Chúng ta vừa nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Chúa Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện bảo đảm của Ngài. Đối với mỗi người, trong bất cứ điều kiện nào, dù cho là phức tạp và bi đát nhất, Đấng Phục Sinh đều lập lại: “Đừng sợ, Ta đã chết trên Thập Giá nhưng nay Ta sống đến muôn đời”, “Ta là đấng trước hết và sau hết, và là đấng hằng sống.” 


NGƯỜI KHÁCH LẠ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS

Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.    


MẦU NHIỆM PHỤC SINH QUA CHIẾC KHĂN LIỆM  

Anh chị em thân mến,

Đây là thời khắc mà tôi đã từng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng lúc này, qua cuộc Hành Hương này và giây phút này tôi đang cảm nghiệm về nó bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì trong những năm vừa qua đã cho tôi cảm nhận nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này. Và trên tất cả, tôi có thể nói bởi vì giờ này, tôi ở đây như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.


SỢ HÃI KHI CON THUYỀN PHÊRÔ GẶP SÓNG GIÓ!

Các nhà chú giải Thánh Kinh đã đếm được 365 lần câu “đừng sợ” (don’t be afraid) trong Kinh Thánh. Nếu một năm 365 ngày chia đều cho 365 lần nhắc nhở “đừng sợ”, thì ít nhất mỗi ngày một lần, Thánh Kinh nhắc bảo con người rằng “đừng sợ!” Vậy, con người sợ cái gì? Và tại sao Thiên Chúa lại phải trấn an con người như vậy? [1]

Thế gian này là một “vũng lệ sầu” như lời trong kinh Lạy Nữ Vương, vì thế cuộc lữ hành đi về vĩnh hằng của con người chính là một hành trình gặp phải rất nhiều sự sợ hãi. Trước hết, con người phải đối diện với những sợ hãi do ma quỷ là loài thần thiêng, nhưng luôn luôn ghen tỵ và tìm mọi cách để làm hại con người. 


CON CÓ BIẾT KHI NGƯỜI TA ĐÓNG ĐINH CHA?!  

Tuần Thánh (Holy Week), tiếng Latin là Hebdomas Sancta hay Hebdomas Maior. Tuần lễ trọng đại này đối với người Kitô Giáo là tuần trước Phục Sinh. Theo Tây Phương, nó bắt đầu bằng tuần lễ sau cùng của Mùa Chay, bao gồm Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy tuần Thánh.


NGÔI  MỘ TRỐNG - Chúa đã Phục Sinh. Alleluia.  

Thế là Giêsu người thành Nagiarét đã “mồ yên mả đẹp”.

Vâng! Hỡi Giêsu. Xin hãy yên nghỉ và quên đi những vất vả sau ba năm truyền giảng Tin Mừng. Quên đi những roi đòn làm tan nát tấm thân. Quên đi mão gai. Quên đi những tiếng la ó đòi kết án. Quên đi bản án bất công. Quên đi thánh giá nặng trên vai. Quên đi những tiếng búa chát chúa làm xuyên thấu tay chân bằng những chiếc đinh dài và nhọn nhưng rất vô tình. Quên đi cơn hấp hối kinh hoàng tưởng chừng “Cha nỡ bỏ con.” (Mt 27:46) Quên đi đồi Golgotha loang máu. Và Giêsu ơi! Xin hãy ngủ yên.


NHỮNG NGÔI MỘ TRẮNG  

Có khi nào chúng ta đã tự đặt mình vào số những người vây quanh Chúa Giêsu mỗi khi Ngài rao giảng không? Và thái độ của chúng ta lúc đó như thế nào: Hăm hở nghe lời Ngài, suy tôn và thần tượng Ngài về những lời giảng dạy khôn ngoan; hoặc ngược lại, cảm thấy chói tai, mỉa mai Ngài rồi bỏ đi?